Bí ẩn ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá

Dưới đây, chuyên trang ti le keo nha cai sẽ cùng quý độc giả nói về những giai thoại, bí ẩn ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá.

Tin liên quan

Từ thuở sơ khai, khi số áo trong bóng đá còn là khái niệm xa lạ hoặc chưa được giới mộ điệu xem trọng, việc chọn số áo được thực hiện một cách rất ngẫu nhiên và xảy ra nhiều điều thú vị. Đến khi bóng đá phát triển như ngày nay, số áo dần trở thành thương hiệu, gắn liền với mọi cầu thủ. Những ngôi sao hàng đầu luôn muốn khoác lên mình số áo đẹp nhất, với CR7 hay M10 là những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.

Số áo trong bóng đá xuất hiện khi nào?

y-nghia-so-ao-cau-thu-trong-bong-da
Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá

Số áo xuất hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 1920 ở nước Anh, với mục đích phản ánh vị trí của các cầu thủ trên sân. Người ta gọi xứ sở sương mù là cái nôi của bóng đá nên việc số áo xuất hiện tại đây cũng là điều dễ hiểu.

Trở lại giai đoạn cuối thế kỷ 19, khi bóng đá cấp câu lạc bộ mới phổ biến tại Anh, các cầu thủ ra sân mà không có số áo. Ngày đó, hầu như mọi đội bóng đều chơi với sơ đồ WM (2-3-5) và chưa có luật thay người, nên các cầu thủ được nắm bắt dễ dàng bằng vị trí trên sân. Thế nhưng, điều này cũng phát sinh không ít rắc rối.

Và theo đa số các nhà nghiên cứu, Herbert Chapman (huấn luyện viên dẫn dắt Arsenal trong giai đoạn 1925 – 1934) được thừa nhận là “cha đẻ” của số áo trong bóng đá. Vậy ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá lúc đó như thế nào?

Số áo khởi nguồn tại Anh

so-ao-khoi-nguon-tai-anh
Số áo khởi nguồn tại Anh

Trước tiên, Chapman nghĩ ra số áo chỉ đơn thuần phục vụ việc huấn luyện. Mãi đến tháng 8 năm 1928, số áo chính thức lần đầu tiên được ghi nhận tại Anh (cũng như châu Âu) là trong các cuộc đụng độ giữa Arsenal vs Sheffield Wednesday và Chelsea vs Swansea Town.

Sau khi phát kiến về số áo của Chapman cho thấy sự hiệu quả, tới năm 1939, liên đoàn bóng đá Anh quyết định mọi CLB tham dự các hạng đấu đều phải có cầu thủ mặc số áo từ 1 tới 11.

Còn ở cấp độ ĐTQG, người Anh chỉ chỉ bắt đầu sử dụng áo đấu có đánh số vào năm 1937, khi họ hạ gục đội tuyển Na Uy tại Oslo với tỷ số 6-0. Còn ở sân chơi World Cup, lần đầu tiên số áo xuất hiện (nhưng thay đổi linh động) là vào năm 1950.

Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá ban đầu gắn chặt với vị trí thi đấu: số 1 là thủ môn, số 2 hậu vệ phải, số 3 hậu vệ trái… Đấy là vì những năm 1930-1940, mọi đội bóng đều chơi với sơ đồ chiến thuật 2-3-5 và số áo được phân phát theo thứ tự từ dưới lên trên, từ phải qua trái.

Sau này, khi đội hình 2-3-5 được thay đổi thành 4-4-2 hay 4-3-3 qua các thời kỳ, mối tương quan số áo và vị trí trên sân cũng thay đổi theo. Dù sao đi nữa, có những số áo về mặt ý nghĩa có ít biến động nhất là số 1 (thủ môn), số 9 (tiền đạo cắm), số 10 (tiền vệ công sáng tạo), số 7 (tiền vệ phải) và số 2 (hậu vệ phải).

Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá thay đổi theo thời đại

y-nghia-so-ao-cau-thu-trong-bong-da-thay-doi-theo-thoi-dai
Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá thay đổi theo thời đại

Trước đây, khi quy định các số áo từ 1 đến 11 phải dành cho các cầu thủ ra sân trong đội hình chính (các cầu thủ dự bị mặc áo số lớn hơn 11), thì việc ghi tên cầu thủ trên lưng áo là không thể. Bởi đội hình chính thức thường xuyên thay đổi.

Đến khi sơ đồ chiến thuật 4-4-2 dần trở nên được ưu chuộng thay vì 2-3-5, các con số trên áo cũng ít nhiều thay đổi ý nghĩa.

Theo đó, số 1 vẫn thuộc về thủ môn, số 2 hậu vệ phải nhưng số 3 thay vì trung vệ sẽ được dành cho hậu vệ trái. Trung vệ sẽ là số 5 và 6, số 4 và 8 dành cho người chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm, số 7 tiền vệ cánh phải và 11 thuộc về tiền vệ cánh trái. Cặp tiền đạo mang áo số 9 và 10.

Nhưng không phải giải đấu, quốc gia nào cũng tuân theo quy luật đánh số trên. Vào năm 1953, Anh từng để thua Hungary của huyền thoài Ferenc Puskas với tỷ số 6-3 trên sân vận động Wembley.

Khi ấy, đội tuyển Hungary đánh số từ 2 tới 4 cho các hậu vệ, trong khi tiền vệ mặc áo số 5 thay vì trung vệ. Chính điều này khiến các cầu thủ Tam Sư gặp khó khăn trong việc nắm bắt vị trí trên sân của đối phương và theo kèm.

Một ví dụ thú vị khác về cách đánh số áo là Argentina tại kỳ World Cup 1978 trên sân nhà. La Albiceleste sắp xếp các số từ 1-11 theo thứ tự ABC, dẫn tới việc chiếc áo số 1 của thủ môn lại dành cho tiền vệ Norberto Alonso.

4 năm sau tại giải vô địch thế giới trên đất Tây Ban Nha, đối tuyển xứ sở Tango tiếp tục sử dụng cách đánh số theo thứ tự bảng chữ cái và thật thú vị, “Chúa” đã chọn “Cậu bé vàng” Diego Maradona cho chiếc áo số 10.

Câu chuyện thú vị về những số áo

Mãi tới mùa giải 1992/93 khi Ngoại hạng Anh ra đời, Ban tổ chức giải đấu mới gạt bỏ hệ thống cũ và yêu cầu các đội bóng không được thay đổi số áo cầu thủ trong cả mùa. Sau đó, phần còn lại của châu Âu cũng nhanh chóng học theo. Vì đã có số áo cố định, nên lúc này, tên cầu thủ được in trên áo bắt đầu phổ biến.

Áo số 10

y-nghia-so-ao-cau-thu-trong-bong-da-so-10
Áo số 10

Ngày nay, chiếc áo số 10 không còn là điều mà các ngôi sao bóng đá hiện đại theo đuổi, nhưng cách đây một, hai thập kỷ, “số 10” được xem là số áo vĩ đại nhất mọi thời đại. Nó được gắn liền với tên tuổi của các huyền thoại Diego Maradona, Pele hay Michel Platini… Vì sao?

Suốt một thời gian dài, người chơi ở vị trí tiền vệ công trung lộ là nhạc trưởng, linh hồn của cả đội bóng. Họ phải là những siêu sao có kỹ thuật điêu luyện nhất, có thể cầm bóng đột phá hoay xoay trở trong vòng vây đối thủ. Bên cạnh đó, yêu cầu buộc phải có của những số 10 là khả năng sáng tạo, kiến thiết cơ hội cho đồng đội và bản thân phải có khả năng ghi bàn.

Bỏng đá đỉnh cao ngày đó gần như thế này, “số 10” nào ưu việt hơn thì đội bóng đó sẽ thắng. Ít ra, đấy là cảm nhận chung của người xem. Bởi vậy, không khó hiểu khi 3 trên 4 cầu thủ về nhất trong cuộc bình chọn “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20” của FIFA qua internet đều là những số 10 với Pele, Diego Maradona và Roberto Baggio.

Đó là 3 cái tên xuất chúng nhất, còn để nói về những “Số 10” xuất sắc thì không kể xiết, ta có Zico, Gheorghe Hagi, Michel Platini, Michael Laudrup, Ferenc Puskas, Zvonimir Boban,…

Một trong những trường hợp mang áo số 10 “điên rồ” nhất là hậu vệ William Gallas của Arsenal. Nhưng khi tìm hiểu về ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá, hỏi ra mới biết, sau khi Dennis Bergkamp chia tay Pháo thủ, HLV Arsene Wenger thà trao chiếc áo số 10 cho một hậu vệ, vì cho rằng không ai có thể tiến gần đến đẳng cấp của tiền đạo người Hà Lan.

Số 10 của Pele là do bị chơi khăm

Vì sao Pele là tiền đạo cắm lại chọn áo số 10 thay vì số 9? Như 90 Phút TV đã giải thích, thời kỳ Pele thi đấu đỉnh cao, ý nghĩa số áo không quá đặc biệt.

Trong một cuộc họp kỹ thuật trước thềm World Cup 1958, FIFA đề nghị các đội tuyển phải bổ sung số áo vào danh sách cầu thủ tham dự. Ban huấn luyện Brazil vắng mặt và người làm thay phần việc của họ là “đồng nghiệp” Nam Mỹ, Uruguay.

Phía Uruguay “chơi khăm” đội tuyển láng giềng khi quyết định dành áo số 10 cho cầu thủ nhỏ nhất trong đội Brazil. Và đó chính là … Pele (khi ấy mới 17 tuổi).

Một cách vô tình, Brazil cùng “số 10” Pele lên ngôi ngay tại kỳ World Cup năm ấy trên đất Thụy Điển và tiếp tục vô địch thế giới thêm 2 lần nữa vào các năm 1966 và 1970. Phần còn lại là lịch sử.

Số 9 và 7 lên giá

so-9-va-7
Số 9 và 7 lên giá

Theo thời đại, khi bóng đá ngày càng phát triển thì giá trị và vị thế của “số 10” ngày càng trở nên suy giảm, không phải vì họ không xuất sắc mà đối phương đã tìm được cách hóa giải. Đó cũng là lý do vì sao các fantasista chính hiệu đã không còn xuất hiện ở bóng đá hiện đại.

Và khi tấn công trung lộ trở nên chật chội, khó khăn hơn, như một lẽ tất yếu, các đội bóng phải tấn công biên nhiều hơn. Thế là “số 11” và “số 7” bắt đầu lên giá, đặc biệt là số 7 nơi đóng đinh của các tiền vệ cánh phải trong sơ đồ 4-4-2.

Thêm vào đó, khi lối đá thực dụng ngày càng lên ngôi, vai trò của những “số 9” cũng đặc biệt được chú ý. Quá dễ hiểu, khi đội bóng cần bàn thắng thì thiên hạ luôn đổ dồn sự chú ý đến các “số 9” – tiền đạo cắm.

Những số 9 huyền thoại

Khi tìm hiểu về ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá, số 9 là đại diện cho sự may mắn, thành công và tài năng. Không ít chân sút nổi danh trên thế giới phấn đấu không ngừng để được khoác lên mình chiếc áo 9 và nhiều danh thủ từ khi khoác lên mình số áo đẹp này, sự nghiệp của họ cũng phát triển vượt bậc.

Có thể kể đến những Marco Van Basten, Batistuta, Ibrahimovic, Ronaldo de Lima,… những “số 9” để đời của địa hạt túc cầu.

so-9-ky-la-cua-zamorano
Số 9 “kỳ lạ” của Zamorano

Trong thời đại mà số 9 gắn liền với những tiền đạo giỏi, ấy thế mà, Ivan Zamorano đã tiếc “đứt gang đứt ruột” khi nhường lại số áo đẹp này cho Rô béo ngày anh cập bến Inter Milan.

Cảm thấy vẫn còn tiếc nuối, Zamorano quyết định “chơi sốc” khi mặc số áo đặc biệt 18, nhưng có dấu “+” ở giữa hai số, tức là 1 + 8 = 9, quá dễ thương.

Mặc khác, ngay cả Rô béo dù được nhường lại áo số 9 của Zamorano tại Inter, nhưng khi chuyển sang AC Milan, anh đã qua thời đỉnh cao và không thể giật áo số 9 từ tay của “Vua việt vị” Inzaghi. Thế là, huyền thoại người Brazil quyết định mặc áo số 99, nghĩa là không chỉ một, mà có những hai số 9.

Những số 7 huyền thoại

nhung-so-7-huyen-thoai
Những số 7 huyền thoại

Thế còn “số 7”? So với số 9, những số 7 huyền thoại của làng túc cầu cũng bao gồm rất nhiều danh thủ kiệt xuất như Raul, Beckham, Eric Cantona, Luis Figo hay đặc biệt nhất là Cristiano Ronaldo. Chiếc áo số 7 đã trở thành thương hiệu của siêu sao người Bồ và biệt danh CR7 là cái tên nổi tiếng toàn cầu.

Bàn về chuyên môn, các cầu thủ số 7 là những người chơi cực kỳ nguy hiểm với những pha cầm bóng đột phá từ hai cánh vào trung lộ, hoặc tung ra những đường tạt bóng như đặt cho các số 9.

Thế còn đối trọng của “số 7”, “số 11” thì sao? Về chuyên môn thuần túy, người ta thường ưu tiên cầu thủ đá cánh phải thuận chân phải, đá cánh trái thuận chân trái.

Mà tất nhiên, “số 7” cầu thủ thuận chân phải luôn nhiều hơn “số 11” cầu thủ thuận chân trái. Thế là những Ronaldo, Garrincha, George Best hay David Beckham nổi danh “vùn vụt”!

Số 0 và không số

Hicham Zerouali từng là cầu thủ nổi tiếng nhất của Maroc những năm cuối thế kỷ 20. Anh được người hâm mộ bóng đá nước này gọi với biệt danh “nhà ảo thuật” khi còn thi đấu.

Mùa giải 1999, Zerouali chuyển sang khoác áo Aberdeen và quyết định chọn luôn áo số… 0. Đấy là vì tuyển thủ người Ma Rốc được bạn bè đặt thường gọi với cái tên thân mật “Zero” (thay vì Zerouali).

Quả là một cách chọn không đụng hàng vì số 0 vừa là tên, vừa là số áo cua anh chàng này. Thế nhưng, chỉ một năm sau, Ủy ban quản lý bóng đá Vương quốc Anh cấm tất cả các cầu thủ mặc áo số 0.

Cầu thủ có nhiều số áo nhất

cau-thu-co-nhieu-so-ao-nhat
Cầu thủ có nhiều số áo nhất

Nhắc về ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá thì không thể thiếu cái tên Rogerio Ceni. Khi giải nghệ ở tuổi 41, thủ môn từng có 17 lần khoác áo ĐTQG Brail ghi được đến 131 bàn thắng và là thủ môn ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại.

Ceni cũng giữ kỷ lục là cầu thủ thay đổi số áo nhiều nhất trong sự nghiệp dù chỉ gắn bó với mỗi đội bóng quê nhà, Sao Paulo. Năm 2005, Ceni mặc áo số 618 để kỷ niệm kỷ lục khoác áo Sao Paulo nhiều nhất. Trước đó, thủ thành người Brazil từng dùng áo số 99, số 100 để kỷ niệm số bàn đã ghi được. Tất nhiên số áo chính thức của thủ môn này vẫn là số 1

Lời kết

Có những số áo được “sinh ra” gắn liền với tên tuổi của một danh thủ, như số 7 phải dành cho Cristiano Ronaldo, hay số 10 là của Lionel Messi. Nhưng cũng có không ít số áo được tôn vinh bởi những người khoác lên nó.

Như Zinedine Zidane chẳng hạn, ngày anh đến Real Madrid, anh mặc áo số 5 và cũng chính sự tài hoa của tiền vệ người Pháp đã đưa chiếc áo số 5 tại đội chủ sân Bernabeu trở thành huyền thoại. Mùa hè 2023, Jude Bellingham, cầu thủ được định giá cao nhất hiện nay, khi chuyển đến Los Blancos, cũng quyết định chọn áo số 5 của thần tượng.

Tựu chung, ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá khá đa dạng nhưng nó cũng không thể làm cho một cầu thủ chơi hay hơn, cũng chả thể làm cho siêu sao trở nên tầm thường. Morata toàn mặc áo số 9 ưa thích ở Chelsea, Juventus, Atletico Madrid, nhưng rốt cuộc cũng là… tiền đạo “tàng tàng” đó thôi.

Bình Luận

8XBET

8XBET